Last updated on Tháng 9 15, 2023

Phát thanh viên của VTC, chưa thấy ai không phát âm TR trong tiếng nước ngoài thành CH
Australia -> Ôs-chây-lia
AstraZenaca -> As-cha-zênêca
Trump -> Chăm
(Live) Stream -> Chim
VTV thì tùy phát thanh viên, cũng có người đúng có người sai.
Đây là hạn chế về phát âm ngoại ngữ của nhiều người giọng Bắc. Người Nam phát âm chữ này dễ hơn do đặc trưng giọng. Nhưng đã là phát thanh viên thì phải nhận thức được hạn chế và có ý thức tập luyện để phát âm đúng hơn.
Phát âm sai do hạn chế giọng thì có thể cảm thông được nhưng phát âm sai do chủ quan, hoặc tự biến tấu thì thật khó chấp nhận.
Những từ đơn giản như
Japan (Airlines) -> Gia-Pừn
Bamboo (Airways) -> Bam-Bô
mà còn đọc sai, thì những từ tuy phổ biến trong thế giới hiện đại nhưng hơi khó đoán cách đọc như
Deutsche (Bank) -> Đêu-sê
thì sai sẽ không có gì ngạc nhiên. Không ngạc nhiên nhưng thất vọng vì sự không chuyên nghiệp, lười tìm hiểu của họ. Phát âm cho cả nước nghe mà vậy.
Những chữ viết tắt quốc tế thì vì các nhà đài không có tiêu chuẩn (cũng thiếu chuyên nghiệp) nên phát thanh viên người thì phát âm kiểu Việt, người thì phát âm kiểu kiểu Anh, thậm chí cùng một người mà phát âm khác kiểu tùy theo từ.
WHO, CDC
Sang tiếng Pháp, thứ ngôn ngữ mà chính ra khá gần gũi với Việt Nam, người Việt đáng ra nên có ý thực học vài quy tắc đơn giản của nó để đọc, thì đang bị đọc sai kinh khủng,
Monique -> Mô-ni-que
Charles -> Cha-les
Pasquier -> Pas-qui-er
….
Que với chả Cha, tồi tệ.
Thế nên chắc cũng nên thông cảm với ông gì phát âm Pê-tê-bốc hồi trước. Phát thanh viên còn phát âm tệ nữa là người già ít học.
Nói thêm là công chúng phát âm ngoại ngữ tiếng Anh, tên hàng hiệu tiếng Pháp tiếng Ý khá là tùy tiện kiểu Vietnamese, nhưng mà thôi chắc coi như chuẩn Việt Nam cũng được 🙂 , không thuộc phạm trù “phát thanh viên, chuyên nghiệp, phát âm đúng” trong bài viết này.