Press "Enter" to skip to content

Liên lạc khẩn cấp tại Nhật Bản

Last updated on Tháng Chín 15, 2023

Loading


1) Cấp cứu, cảnh sát, cứu hỏa

Cấp cứu (miễn phí)

– Bấm số 119 (Hyaku-juukyu-ban)
– Nói 救急車をお願いします Kyukyusha-wo-onegaishimasu (tôi cần xe cấp cứu).
– Thông báo địa chỉ nơi đang đứng. Nếu không biết địa chỉ thì nhìn xung quanh xem có cột điện, máy bán hàng tự động, hoặc cửa hàng nào không, đọc địa chỉ ghi ở cột điện, tên cửa hàng đó.

Cảnh sát (miễn phí)

– Bấm số 110 (Hyaku-tou-ban)
– Thông báo tên (tên ngắn dễ gọi) và địa chỉ nơi đang đứng. Nếu không biết địa chỉ thì nhìn xung quanh xem có cột điện, máy bán hàng tự động, hoặc cửa hàng nào không, đọc địa chỉ ghi ở cột điện, tên cửa hàng đó.

Cứu hỏa (miễn phí)

– Trước tiên hét to ra xung quanh 火事だ Kaji-da (Cháy!) để người khác biết mà chạy.
– Bấm số 119 (Hyaku-juukyu-ban). Ở Nhật thì số cứu hỏa và cấp cứu là giống nhau.
– Nói 火事です Kaji-desu
– Thông báo địa chỉ nơi cháy. Nếu không biết địa chỉ thì nhìn xung quanh xem có cột điện, máy bán hàng tự động, hoặc cửa hàng nào không, đọc địa chỉ ghi ở cột điện, tên cửa hàng đó.

2) Các vấn đề của thực tập sinh, nghiệp đoàn, công ty đang làm việc (Miễn phí)

OTIT (外国人技能実習機構, Gaikokujinn Ginojishu Kiko) (thay thế hoàn toàn tổ chức JITCO cũ)

Liên lạc qua internet (tiếng Việt):
Tư vấn bằng ngôn ngữ bản địa (form nhập thông tin)

Liên lạc qua điện thoại (tiếng Việt):
 Thứ hai đến thứ sáu: 11:00 – 19:00
Chủ Nhật: 9:00-17:00
 Số điện thoại: 0120-250-168 (miễn phí gọi điện)
(Nghỉ các ngày lễ và Tết dương lịch 29/12-3/1))

Trong trường hợp gọi điện thoại ngoài các ngày giờ trên, hãy nhắn nội dung cần tư vấn vào hộp tin nhắn thoại, họ sẽ trả lời nội dung tư vấn vào ngày tư vấn kế tiếp sau khi nhận cuộc gọi.


3) Thông tin trợ giúp người lao động nước ngoài từ Bộ Lao Động Nhật (tiếng Việt)

Tất cả các vấn đề về lao động, công ty
(nhân viên công ty, arubaito, thực tập sinh, hộ lý, điều dưỡng…)
https://www.facebook.com/notes/229244010425617/1701053983244605/

Danh sách các Phòng giám sát, Cục Lao động (労働局監督課) các tỉnh trong nước Nhật
https://docs.google.com/spreadsheets/d/1YsD3EfRfw4NUyGqksYV4QcmX5iJUpWOJ9tCVEHOjHVw/edit?usp=sharing


4) Trung Tâm Tư Vấn Hỗ Trợ Người Nước Ngoài do Bộ Tư Pháp Nhật ủy thác (miễn phí)

Tokyo, Tel: TEL 03-3202-5535, tư vấn tiếng Việt vào thứ Tư và thứ Sáu hàng tuần
File PDF

“Đối với người nước ngoài cư trú ở Nhật Bản, Trung Tâm tư vấn và hỗ trợ những vấn đề có khả năng xảy ra trong cuộc sống, trong đó có cả vấn đề về tư cách cư trú. Nếu bạn có những băn khoăn, lo lắng thì hãy mạnh dạn hỏi. Xin hãy gọi điện theo số này. Ngoài tiếng Nhật ra có hỗ trợ bằng 7 thứ tiếng.”


5) Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản

Hòm Mail Bảo hộ Công dân (từ 5/1/2021)
baohocongdantainhatban@gmail.com

Đại sứ quán lập hòm mail mới để phục vụ việc Bảo hộ công dân tại Nhật Bản, tránh quá tải cho hòm mail vnconsular@vnembassy.jp. Đề nghị công dân có nguyện vọng khẩn cấp hoặc muốn gửi email cho ĐSQ về việc xin về nước sử dụng hòm mail dưới đây, bắt đầu từ ngày 5/1/2021. Tất cả các email gửi tới hòm mail cũ vnconsular@vnembassy.jp về việc BHCD sẽ chấm dứt tiếp nhận từ ngày trên. Theo đó, hòm vnconsular@vnembassy.jp sẽ chỉ được sử dụng để giải quyết thắc mắc liên quan tới hồ sơ, thủ tục Lãnh sự. 

Địa chỉ: baohocongdantainhatban@gmail.com

Khuyến nghị: 
Nhiều công dân gửi spam email, có cá nhân gửi tới 100 email 1 ngày. Do đó việc xét duyệt trên email rất khó khăn. Đại sứ quán thông báo:

– Form Khảo sát 3.0 2021 là kênh chính thức tiếp nhận đơn về nước (KHẢO SÁT BẢO HỘ CÔNG DÂN 3.0) Email chỉ là kênh phụ. 

– Nếu có nguyện vọng gửi email, anh chị dùng hòm mail baohocongdantainhatban@gmail.com; Anh/chị chỉ gửi 1 email duy nhất, không gửi đi gửi lại nhiều, trong đó BẮT BUỘC phải ghi đầy đủ theo format sau:

1. Họ và Tên:
2. Ngày sinh:
3. Giới tính: 
4. Số Hộ Chiếu:
5. Đối tượng cư trú (Định cư, Thực tập sinh, Sinh viên, Lao động, Kỹ sư, Visa gia đình…, Bất hợp pháp hay hợp pháp).
6. Thời gian mắc kẹt tại Nhật Bản (ghi kèm thời gian hết hạn visa)
7. Nghiệp đoàn/Công ty/Trường:
8. Lý do về nước: (ghi ngắn gọn):
9. Ảnh Hộ chiếu và Ảnh khám chữa bệnh (nếu có). 
10. Số ĐT liên hệ:

Những email không đúng theo format trên sẽ không được xét. Do hàng ngày có hàng trăm email gửi tới ĐSQ, ĐSQ đề nghị công dân tuân thủ quy định trên. Những email không đúng quy định, hoặc gửi spam nhiều lần với 1 nội dung tương tự, sẽ bị loại trừ.

Các địa chỉ liên hệ khác của đại sự quán:
(Tham khảo: http://www.vnembassy-jp.org/vi/node/70)

+ Địa chỉ bưu điện: Tokyo, 151-0062, Shibuya-ku, Motoyoyogi-cho, 50-11.

Địa chỉ ga tầu gần nhất tới Đại sứ quán: 小田急線の代々木八幡駅 (Yoyogi-Hachiman-eki). Ra của phía nam của ga rẽ phải, đi theo đường山手通り về hướng bắc, qua ngã tư  代々木八幡前khoảng 40m quẹo phải, đi thẳng vào khoảng 100 m là tới ĐSQ (xem bản đồ hướng dẫn dưới đây).

+ Điện thoại: (813) 3466-3313; 3466-3311; 3466-3314.
+ Fax: (813) 3466-7652 (Đại sứ quán)
(813) 3466-3312 (Bộ phận Lãnh sự)

+ Email:    vietnamembassy-japan@vnembassy.jp (giải đáp thông tin chung)
vnconsular@vnembassy.jp (giải đáp thông tin lãnh sự)

+ Website: http://vnembassy-jp.org/


6) Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka

https://vnconsulate-osaka.mofa.gov.vn/

Bảo hộ công dân: (+84)-4-62-844844 (trong VN: 04-62844844)
Đường dây nóng lãnh sự quán: (+81)-72-221-6666 (trong Nhật Bản: 072-221-6666)

Địa chỉ:
〒590-0952 堺市堺区市之町東4-2-15
(4-2-15 Ichinocho Higashi, Sakai-ku, Sakai-shi, Osaka 590-0952)
Điện thoại: (+81)-72-221-6666
Fax. (+81)-72-221-6667
Email: tlsqvn.osaka@mofa.gov.vn
Giờ làm việc:
Từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần
(trừ ngày nghỉ lễ của Nhật Bản và Việt Nam)
– Buổi sáng: từ 9h đến 12h (riêng thứ hai: từ 10h30 đến 12h)
– Buổi chiều: từ 14h đến 17h


7) Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka

Địa chỉ:
〒810-0801 福岡市博多区中洲5-3-8 アクア博多4階
(4th Floor, AQUA HAKATA, 5-3-8 Nakasu, Hakata-ku, Fukuoka 810-08)
Điện thoại: (+81)-92-263-7668
Fax: (+81)-92-263-7676
Email: tlsqvn-fukuoka@shirt.ocn.ne.jp


8) Xử lý sự cố khi ở nước ngoài (Bộ Ngoại Giao Việt Nam)

(Link gốc của Bộ Ngoại giao Việt Nam)

Số điện thoại trực công tác bảo hộ công dân (trực 24/24 giờ, 7 ngày trong tuần và 365 ngày trong năm): (+84) 981.84.84.84
Địa chỉ hòm thư: baohocongdan@gmail.com

NHỮNG HOÀN CẢNH CẦN BẢO HỘ KHẨN CẤP

– Mất hộ chiếu ở nước ngoài
– Nạn nhân của tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em
– Nạn nhân của các tội phạm khác
– Ốm đau hoặc tai nạn ở nước ngoài
– Xử lý công dân chết ở nước ngoài
– Bị bắt, giam, giữ, bị tù ở nước ngoài

NGUYÊN TẮC CHUNG

Những giúp đỡ mà Cơ Quan Đại Diện có thể làm:
• Cấp hộ chiếu để tiếp tục hành trình hoặc cấp Giấy thông hành để về nước;
• Tiến hành thăm lãnh sự nếu công dân có yêu cầu trong trường hợp bị bắt, bị giam giữ hoặc bị tù;
• Thăm công dân ốm đau đột xuất phải cấp cứu tại bệnh viện; giúp thông báo cho gia đình, thân nhân biết;
• Giúp cung cấp danh sách, địa chỉ bệnh viện, luật sư;
• Giúp liên hệ với gia đình, người thân, bạn bè trong nước nếu bị bắt giữ; giúp thuê luật sư (với điều kiện bản thân hoặc gia đình chịu chi phí);
• Giúp can thiệp khi công dân VN bị giam giữ trong điều kiện phi nhân đạo (Bị tra tấn, đánh đập, ốm đau không được khám, chữa bệnh);
• Giúp tìm kiếm thông tin nếu công dân bị mất tích;
• Giúp thông báo cho gia đình, người thân bạn bè trong trường hợp công dân bị chết;
• Giúp hồi hương công dân bị ốm đau, bị tai nạn hoặc đưa thi hài người chết về nước với chi phí của gia đình, người thân, bạn bè người đó.

Những việc mà Cơ Quan Đại Diện không thể làm:
• Cấp đổi giấy phép lái xe;
• Trả tiền khách sạn, tiền phạt hoặc viện phí;
• Trả tiền cho công dân mất tiền bạc tiếp tục hành trình;
• Ứng tiền đặt cọc hoặc lệ phí thuê luật sư;
• Cử viên chức lãnh sự ra sân bay cấp hộ chiếu;
• Tiến hành điều tra tội phạm;
• Can thiệp vào tiến trình tư pháp hoặc yêu cầu nhà chức trách sở tại thả công dân bị bắt;
• Hành động thay thế luật sư;
• Hành động thay thế các đại lý du lịch , bảo hiểm y tế hoặc ngân hàng;
• Trả chi phí cho các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn tiến hành bởi cơ quan dịch vụ nước sở tại;
• Trả chi phí cho việc hồi hương thi hài, di hài người chết.

ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC BẢO HỘ, GIÚP ĐỠ
• Là công dân Việt Nam, mang hộ chiếu Việt Nam;
• Đối với người có hai quốc tịch khi dùng hộ chiếu Việt Nam đi đến một nước thứ ba mà ở nước đó bạn không phải là công dân, Cơ Quan Đại Diện Việt Nam cũng có thể tiến hành bảo hộ lãnh sự cho bạn nhưng chủ yếu ở khía cạnh nhân đạo (ví dụ : khi tính mạng, sức khỏe của bạn bị đe dọa hoặc khi bạn bị giam giữ, đối xử vô nhân đạo);
• Công dân đang hưởng quy chế tị nạn ở nước ngoài không thuộc đối tượng được bảo hộ, giúp đỡ vì chính bản thân họ đã từ chối nhận sự bảo hộ, giúp đỡ của nhà nước mà người đó mang quốc tịch;


9) Google Person Finder (tìm người, cung cấp thông tin về người khi xảy ra động đất, bão lũ…)

https://google.org/personfinder/japan

Đăng ký nhận thông báo
Thông báo khi có
guest

1 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
trackback
Tháng Mười Một 28, 2021 1:00 chiều

[…] gặp khó khăn trong cuộc sống ở Nhật:*Khi cần liên lạc khẩn cấp tại Nhật BảnChú ý khi có động đất, sóng thần*Khi bị mất giấy tờ quan trọngTư vấn pháp […]

1
0
Would love your thoughts, please comment.x