Last updated on Tháng năm 28, 2021
Báo chí Nhật gần đây nêu lên hiện tượng ngày càng nhiều gia đình từ chối đội cấp cứu thực hiện thao tác hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim cho người nhà đang bị ngừng tim, ngừng thở. Những người nhà này phần lớn là những người già yếu hoặc bị bệnh hiểm nghèo như là ung thư giai đoạn cuối.
Đối với thực tế này, hôm qua 3/7/2019, lần đầu tiên nhóm làm việc thuộc 消防庁 Cục quản lý Tai họa và Hỏa hoạn đã đưa ra báo cáo đề xuất chấp nhận chính thức việc cho phéo dừng hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim, nếu như bác sĩ chính của bệnh nhân cho phép. Đây là lần đầu tiên một cơ quan quản lý cấp quốc gia có ý kiến chính thức về phán đoán xử trí y tế liên quan đến sinh tử này.
Theo điều tra của báo Asahi, có đến 25% các yêu cầu này được các đội cấp cứu chấp nhận, và con số này ngày càng tăng lên. Phóng sự của đài NHK cũng cho thấy có một thực tế là có đến một nửa số người già hoặc bệnh tật nặng không muốn đi trải qua những ngày cuối đời ở bệnh viện, nhiều người cũng không muốn thực hiện các biện pháp kéo dài cuộc sống.
Về mặt pháp lý, Nhật Bản không có luật chấp thuận cái chết nhân đạo một cách tích cực (tiêm thuốc), nhưng một số tòa án Nhật Bản đã từng xử án lệ chấp thuận việc này, tất nhiên là với điều kiện khá ngặt nghèo.
Tuy nhiên, luật Nhật chấp nhận cái chết nhân đạo một cách tiêu cực (không chữa trị, ngừng các biện pháp kéo dài sự sống), nếu như bản thân người bệnh nếu rõ ý nguyện trước đó, hoặc gia đình người bệnh đó yêu cầu khi người bệnh không thể tự thể hiện ý muốn của mình.
Tham khảo: 安楽死 (Chết nhân đạo), Wikipedia.
Như vậy việc các đội cấp cứu chấp nhận dừng hô hấp nhân tạo hay không cũng là điều phải cân nhắc rất nhiều (hợp pháp hay không) nếu như không liên lạc được với bác sĩ chính của người bệnh, người già. Mà ngay cả việc có bác sĩ chính (cần đăng ký trước) cũng không phải là việc phổ biến với mọi người.
Không chỉ trường hợp của Nhật Bản, với một đất nước đang già đi nhanh chóng như Việt Nam, việc xác nhận trước ý nguyện của người bệnh, người già khi họ còn minh mẫn, là một việc tuy nhạy cảm nhưng có lẽ là cần thiết. Không phải ai cũng thích được (bị) kéo dài sự sống trong tình trạng bật tật hoặc đầy máy móc khổ sở, vất vả, đau đớn quanh người. Và nếu mình không làm điều đó, có thể người nhà và xã hội sẽ làm “hộ” mình.
Khổ thật anh nhỉ, con người ta đến 1 lúc nào đó thể xác rã rời, níu kéo chỉ thêm đau đớn
© 2017~ MaiPB blog
Người viết bàiĐúng rồi em. Vì vậy đôi khi người ta cần có tôn giáo để chuẩn bị tâm lý đó.