Last updated on Tháng chín 15, 2023
Hãng sản xuất dao cạo KAI: “(Lông) thừa hay không là do tôi tự quyết.”. Vừa là lên tiếng phản đối sự áp đặt quan niệm của xã hội lên phụ nữ, vừa là quảng cáo khéo cho công ty. Nói theo kiểu Việt Nam thì có thể là “câu like”. Lông thừa tức là lông mao trên cơ thể mà được coi là không cần thiết.
Tuy nhiên người mẫu trong ảnh là không phải là người thật, chỉ là hình ảnh công nghệ (HuffPost Japan). Công ty Kai nói lý do là tránh ảnh hưởng đến hình ảnh cá nhân người mẫu thực. Nhưng cũng có thể là họ không tìm được ra người mẫu đủ tiêu chuẩn này. 🙂
Hiện thực là vậy, xã hội Nhật nói chung không chấp nhận phụ nữ có lông (không chỉ lông nách mà lông mao nói chung). Quan niệm này đã bắt đầu từ những năm 60-70 thế kỉ trước. Trước đó nhiều diễn viên người mẫu đã chụp ảnh có lông nách mà không có có vấn đề gì. Dẫu vậy thực tế cho thấy nhiều người không đồng tình lắm với quan niệm này nhưng họ vẫn phải tuân theo quan niệm chung này.
Có vẻ như sự chống đối lại quan niệm về lông này cũng đã xảy ra tại Mỹ, khi mà năm 1999 nữ diễn viên nổi tiếng Julia Robert xuất hiện với hình ảnh không cạo lông nách, và con gái của nữ ca sĩ Madonna là Lourdes Leon không cạo lông chân trên sàn catwalk (Vogue Japan).
Việt Nam có lẽ cũng mới 10-20 năm trở lại đây xuất hiện quan niệm này. Người viết đã từng biết câu chuyện một cô gái thanh lịch người Việt bị bạn trai người Nhật chê không cạo lông nách, câu chuyện cách đây hơn 10 năm.
Trong khi đó ở nhiều nước Âu Mỹ thì họ còn đi xa hơn 😉 và có thể quan niệm đó sẽ lan rộng ra khắp thế giới.
Sự thay đổi quan niệm này đúng là thú vị. Thế nào là đẹp, điều đó thay đổi theo thời đại và thói quen, theo dân tộc. Bởi vậy mà có lẽ chúng ta nên bao dung hơn với quan niệm về cái đẹp của người khác.