Last updated on Tháng chín 15, 2023
Bản dịch tiếng Việt
(日本語文は下)
Bản dịch tiếng Việt dưới đây của một người bạn, mình hiệu đính. Xin cảm ơn.
Bài viết của tôi hôm nọ được khá nhiều phản hồi tiêu cực bằng comment, hoặc bằng bài viết khác, nhưng tôi chỉ biết nhếch mép vì sự đánh tráo luận điểm, lầm tưởng, và sự bôi nhọ cá nhân một cách tiểu nhân, vô căn cứ.
Đây là nhóm giao lưu mà lại chẳng giao lưu nổi, toàn là những bài viết chính trị, hơn nữa lại quá nhiều những bài viết mạt hạng, nên bài viết đó đó phê phán admin và một số thành viên quá khích. Chả lẽ không hiểu được nội dung là thế sao?
Tôi không nói gì về quan điểm chính trị của bản thân, cũng không phê phán quan điểm chính trị của mấy người, tai sao tự dưng lại quy kết tôi là thế này thế kia? (gợi ý nhé, không có ai ở đây theo chủ nghĩa cộng sản đâu.)
Tự do ngôn luận thì ok thôi, quan điểm chính trị gì cũng được, nhưng sự quá khích đã quá mức độ rồi đó. Quá nhiều bài viết chính trị, vô văn hóa, chỉ dẫn đến tranh cãi. Chắc nhiều người cũng thấy khó chịu và vô bổ.
Điều này chính là sự ngăn chặn việc giao lưu.
Tiếp theo, cái lập luận “tự do ngôn luận” mà admin và một số người bám chặt vào nói như là mục đích chính, thì nó là thế nào nhỉ?
Hiện trạng của đa số các bài viết ở đây là chửi bới, miệt thị, công kích cá nhân, sỉ nhục, vô căn cứ, nên chắc chắn chúng không thuộc phạm trù của tự do ngôn luận. Cũng có thể là do không hiểu thấu đáo tiếng Việt nên thiếu nhận thức, nhưng đó là hiện trạng.
Tại sao Facebook, Twitter, YouTube xóa nhiều bài post? Tất nhiên không phải là vì ngăn chặn tự do ngôn luận rồi.
Cứ tình trạng này thì giao lưu kiểu gì?
Tiếp theo, vì người Việt không có tự do ngôn luận, không có nơi nào để phát ngôn, nên xin mời cứ tự do ở nhóm này á?
Đây là một suy nghĩ đã bị đóng khung. Bề ngoài thì đúng vậy. Chẳng hạn báo chí do nhà nước quản lý. Nhưng thực tế chẳng có ai quan tâm đến những cái đó, phần lớn người Việt hiện đại nói chung là đều dùng Facebook, blog để thể hiện đủ thứ quan điểm. Kha khá tự do thoải mái đó. Việt Nam có phải Trung Quốc hay Bắc Triều Tiên đâu? Tuy nhiên, bình luận chủ yếu là ở các nhóm chính trị. Những kẻ quá khích không thiếu, nên dù sao tập trung ở các nhóm riêng vẫn nói năng thoải mái hơn.
Chính trị Việt Nam thực tế khá là phức tạp, nhiều thế lực phe phái. Nó sâu sắc hơn cái mức độ vỡ lòng về tự do ngôn luận hay là tư tưởng dân chủ mà một bộ phận thành viên ở đây suy nghĩ đó. Các nhóm dân chủ cũng có nhiều loại, tầng lớp lãnh đạo cũng chia thành nhiều phe phái. Những cái thật và giả, những kẻ tự xưng hay là đạo đức giả, loại nào cũng có cả. Những điều đó, mọi người có biết không? Người Việt hiện thời đều biết, đều nhìn rõ. Ai không nhìn thấy thì chỉ có thể là người ngoài, hoặc những người không tinh tường tình hình Việt Nam mà thôi.
Vì nhiều nguyên nhân lịch sử, và cũng vì thể chế chính trị của Việt Nam là thuộc thiểu số trên thế giới, nên những kẻ quá khích đều có ở cả 2 phía. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến các bài viết mạt hạng. Nào là những kẻ quá khích chống chế độ, nào là những kẻ bảo vệ chế độ mù quáng, rồi là những kẻ vô văn hóa… Đến mức mà bọn họ đều được gọi bằng những tên gọi riêng đầy khinh miệt.
Những người này hay nói chuyện theo kiểu áp đặt và tấn công đối phương, người ta nói thì họ không bao giờ nghe, chỉ tìm cách kết luận theo ý mình, rồi lại dẫn đến công kích cá nhân lẫn nhau. Những kẻ quá khích này thường bị là trò cười, bị xa lánh. Họ không có ảnh hưởng gì, không được tôn trọng, chỉ là đơn giản là những kẻ gây phiền toái.
Những người chống chế độ vừa là nạn nhân của lịch sử, vừa là tàn dư, cũng là những người ảo tưởng. Với tư duy đầy uất hận và bị ngưng trệ, họ tuyệt đối không bao giờ chấp nhận và nhìn nhận “bọn cộng sản đó” làm được cái gì hay ho, hay là trở nên tốt hơn cả. Việc họ là những người bị hại của lịch sử thì người ta có thể thông cảm cho, nhưng nhiều hành động ngôn từ của họ khó mà tán thành được.
Dầu vậy, đại đa số người Việt Nam là có xu hướng chính trị ôn hòa. Đó không phải là không hiểu biết và không quan tâm. Đa số đều cho rằng cần có dân chủ ở mức độ nào đó, có cảm tình với nó. Khác với nhiều quốc gia, Việt Nam có dân số trẻ, không bảo thủ, ưa tự do tư tưởng cũng là thuộc về dân tộc tính. Mặt khác, họ cũng hiểu rõ về sự tồn tại của tham nhũng, đấu tranh quyền lực, tuy bất bình nhưng cũng đang (cố gắng) thích nghi ở cả mức độ xã hội và mức độ cá nhân. Xã hội vẫn còn nhiều vấn đề, nhưng mọi thứ cũng đang tốt dần lên, mọi người cũng đang nỗ lực để tốt hơn lên. Cuộc sống thì hết mình vui vẻ tận hưởng. Chính phủ Việt Nam nếu có thành tích, ví dụ như những đối sách hiệu quả chống virus Covid-19 thì cũng được công nhận.
Bởi vậy, các nhóm cộng đồng thông thường thì giao lưu vui vẻ và bỏ qua chính trị. Nói chuyện chính trị ở các nhóm giao lưu mà mức độ nhẹ nhàng thì không sao, nếu quá khích thì sẽ bị coi là thần kinh. Dù là quan điểm chính trị nào cũng vậy cả. Việc bỏ qua chính trị thì có thể bị nói là không quan tâm đến chính trị, nhưng chắc chắn là họ quan tâm đến chính trị hơn mức người Nhật đó. Sở dĩ vậy vì người Việt vốn là thích tranh luận (những người biết tranh luận), thích lý lẽ mà.
Những người hiểu biết thì sẽ không nói chuyện chính trị ở các nhóm giao lưu, vì chả có ý nghĩa gì cả. Nói chính trị thì sẽ vào nhóm riêng cho việc đó.
Giải thích dài dòng về các vấn đề nói chung rồi, giờ tôi nói về ý đồ của bài viết hôm nọ.
Trong nhóm này có quá nhiều bài viết của những người quá khích. Toàn thấy chủ yếu các bài viết không có tiếng Nhật, chỉ toàn tiếng Việt hoặc xen lẫn tiếng Anh, dẫn đến cảm nhận là có vẻ như là những kẻ quá khích này không quan tâm đến Nhật Bản hoặc giao lưu Nhật Việt, chỉ nhảy vào để “tham chiến” hoặc cố tình gây war. 90% là các bài viết chính trị áp đặt luận điểm gây tranh cãi. Nhóm này đã trở thành “nhóm chính trị Việt Nam quá khích” chăng? Vậy vẫn không sao chứ, ngài admin? Không phải là nhóm bị xâm chiếm à?
Cứ khăng khăng rằng để đảm bảo tự do ngôn luận mà mặc kệ tình trạng này, thì việc bị chỉ trích là không có năng lực quản lý, là lầm tưởng, là ấu trĩ cũng là đương nhiên thôi. Muốn tự do ngôn luận cần có mức độ văn hóa nhất định. Không đảm bảo được mức độ văn hóa này thì cần phải quản lý chặt chẽ. Muốn vậy thì cần có năng lực đọc hiểu tiếng Việt. Nếu không làm được điều đó, không nói cấm nhưng cũng cần hạn chế bớt nói về chính trị, giao lưu bình thường thôi có được không?
Từ cái tên của nhóm này mà nhiều người Việt chưa rành về Nhật Bản đã tham gia với mục đích tìm hiểu Nhật Bản, để giao lưu. Ngoài ra thì họ không cần gì khác.
Họ (chắc chắn là) không hề có nhu cầu nhờ người Nhật và nước Nhật, nhờ những kẻ quá khích mở mang khai trí về tự do ngôn luận hay chính trị gì cả. Có đầy những nơi khác như vậy, có thể nói tiếng Việt với nhau, không cần phải đi cãi nhau gì, hoặc thậm chí cãi nhau cho vui.
Những suy nghĩ “vì Việt Nam”, “để các bên hiểu nhau”, “vì tự do ngôn luận” thì đều là lầm tưởng, lo bò trắng răng. Lấy những cái đó làm bình phong rồi dung túng cho bọn ngu ngốc đăng các bài quá khích, khiêu khích gây cãi nhau, thì đó là sự tự mãn ngốc nghếch.
Những người Nhật tham gia nhóm phần lớn chắc cũng chỉ muốn giao lưu bình thường với người Việt Nam.
Gửi những người quá khích (viết tiếng Nhật thế này không biết có đọc được không nhỉ?).
Nếu các người nghĩ rằng áp đặt và quá khích là có thể thay đổi được suy nghĩ của người khác thì đó là ấu trĩ.
Những người đang vỡ lòng về Nhật Bản thì không hiểu được tiếng Nhật mấy.
Mà viết bằng tiếng Việt thì chỉ gây ra khó chịu, bị mặc kệ, hoặc gây ra cãi nhau mà thôi.
Vô trật tự.
Những kẻ mà đi cãi vã diễn cho người ngoài xem, thật là đầu óc có vấn đề. Ngu ngốc!
Hãy nhận ra đi, có những kẻ đang khoanh tay nhìn coi đây là trò tiêu khiển, vỗ tay vui thích đó. Thật đáng xấu hổ.
Rồi khi tôi chỉ trích những điều trên đây thì ngay lập tức bị vài kẻ rêu rao là theo chủ nghĩa cộng sản, thật bó tay.
Chả phải tôi thích chủ nghĩa cộng sản hay gì cả, như đại đa số dân Việt thôi, nhận thức rõ cái không hay của chế độ. Nhưng dù vậy thì tôi cũng vô cùng ghét cái sự quá khích của các người. Các người không có cửa ở Việt Nam đâu, cứ ở suốt trên Facebook mà tự sướng với nhau đi.
Hãy nhớ: quá khích, áp đặt, chụp mũ là điều cấm kỵ nhé, trưởng thành lên đi. ← những người quá khích.
Ngạo mạn nhìn xuống nói rằng để giáo dục này nọ thì đó là hình ảnh điển hình của những người Nhật xấu xí đó, hãy thôi đi. ← một số người Nhật.
Một số người đã nhận ra rồi đó, tôi vốn là admin của một nhóm giao lưu Việt Nhật chủ yếu là người Việt tham gia. Hồi đó tôi lại hay bị gọi là có tư tưởng chống chế độ cơ, nhưng thực tế chỉ là vì tôi tôn trọng cân bằng các ý kiến ôn hòa, khiến cho bị những người quá khích cả hai bên ghét. Dù vậy thì đại bộ phận các thành viên nhóm vẫn ủng hộ chúng tôi. Hiện giờ nhóm vẫn còn lưu giữ nhiều bài viết của các thành viên với quan điểm khác nhau. Blog của tôi cũng vậy. Quan điểm cởi mở của tôi vẫn không có gì thay đổi cả. Bởi vậy, những người nói là tôi thay đổi quá rồi, hay là cộng sản này nọ, thì là bị khùng nhé.
Gửi tới những người bất mãn với cái nhóm mà tôi đã quản lý kia.
Tôi không có bao giờ chặn các người vì khác biệt tư tưởng. Ai bị chặn thì đó là vì đã dùng những ngôn từ bẩn thỉu vô văn hóa, gây cãi lộn, vi phạm quy định của nhóm, rồi bị các admin xóa và chặn mà thôi. Đương nhiên là phải vậy rồi. Nếu không giữ trật tự như vậy thì làm sao mà nhóm có thể thu hút được nhiều thành viên như vậy?
Có vài người nói tôi là không thích thì đi ra đi, tuy nhiên nhóm này đang có nhiều người Nhật và Việt, tôi nghĩ có khi sẽ thấy được mọi người giao lưu nên sẽ thử nán lại thêm chút. Nếu quả nhiên giao lưu chỉ là sự ảo tưởng thì tôi sẽ tự ra thôi.
“Không thích thì biến ra đi”, đây cũng là câu mà nhiều thực tập sinh Việt Nam cũng hay bị nói bởi các công ty bẩn và những người Nhật định kiến. Thật đáng buồn và căm giận. Những câu như vậy chỉ làm cho người Nhật và nước Nhật bị đánh giá thấp đi hơn mà thôi. Tất nhiên là ở đất nước nào thì cũng có những cái xấu cả, nhưng cái gì xấu thì vẫn là xấu, không có gì thay đổi cả.
Xin lỗi vì đã dài dòng văn tự.
[wp_ulike]
過激者たちへ
私の先日の投稿に対して、いろんなコメントや投稿があったが、論点すり替え、勘違いと低レベルで根拠なき個人への誹謗中傷が多く呆れた。
交流グループなのに、交流になっておらず、一辺倒のベトナム政治な話ばかりでしかも低レベルな投稿が多過ぎているので、管理者と一部の過激なメンバーを批判したという意味を読み取れなかったのか?
私は自分の政治観をここで主張せず、あなたたちの政治観を批判していないのに、何で私がこうだああだと決めつけているの?(ヒント:共産主義者は誰一人いないよ)。
言論の自由はいいし、どんな政治観をもっても賛成だが、過激化となり度が過ぎていると感じている。政治投稿が多過ぎてモラルが欠如し、そして喧嘩に繋がっているだけ。不愉快で不利益だと思う人もだろう。
それでは交流の目的は妨害されている。
次に、管理人をはじめ執拗に投稿している一部の人たちが主張している大きな目的である「言論の自由」についてどうだろうか?
現状の投稿の多くはヘイトスピーチや差別的であり、個人攻撃や名誉毀損、根拠なき投稿も多く、言論の自由の範疇外のはず。ベトナム語がちゃんと読めないから認識していないのが理由の1つかもしれないが、それが現状。
なぜFacebook, Twitter, YouTube はいろんな投稿を削除している?言論の自由を妨害しているわけでない。
この状態では交流できるはずがない。
それでも、言論の自由とは何でもOK、超絶的な自由がモットと言うなら、もうこれ以上意見を出さない。
つぎに、ベトナム人に言論の自由がないから、主張する場がないから、グループでご自由にどうぞって?
それは形式にはまった考え方である。表面上は確かにそうだ。国営の新聞やメディアはそれ。しかし誰もがそちらに興味せず、現代のベトナム人はとにかくFacebookやブログなどを手段として何でも話している。結構な自由だ。中国や北朝鮮じゃあるまいし。活発に話せる場も多い。ただし、主に政治グループで話し合っている。過激者も多いからやはり自分たちが話しやすい専門のグループに集まっている。
ベトナムの政治状勢も複雑で、様々な勢力がいる。ここの一部のメンバーが考えている入門レベルの言論の自由や民主主義思想よりも奥が深いものだ。民主支持者も様々なタイプがいて、国内指導部も複数のグループで分かれている。本物と偽物、自称するもの、偽善のものなど、何でもある。そんなこと、みなさんは知っている?現代のベトナム人は普通に知っているし、よく見ている。見えていないのは、外部者か、ベトナムの事情から疎遠な人たちだけ。
歴史的な原因で、そしてベトナムの政治体制が世界的に少数派であるため、両側の過激者が多い。これは低レベルな投稿の主な原因。過激な反体制者、盲目的な体制擁護者やモラルが低い人たちはそれぞれ専用の軽蔑的な呼び名で呼ばれているほどだ。
この人たちは、相手に対して押しつけや攻撃的に話す人が多い。話してもそもそも耳を傾けず、自分の話を通そうとしており、やがては個人攻撃しあう。過激者たちは笑いものになっているし、避けられている。彼らは何の影響もなく尊重されず、ただの厄介者。
過激反体制者は、歴史の犠牲者であり名残でもあり、妄想者でもある。鬱憤と停滞している思考で、絶対に「あの共産供」がうまくっている、よくなっていることを許さない、認めない、見ようとしない。彼らが歴史の被害者であることに対しては同情しているが、言動的に賛同はできていないことが多い。
しかし大多数のベトナム人は政治的に穏健派である。無知と興味なしとは違う。多くの人は民主主義のことがある程度必要と考え、好感を持っている。多くの国と違い、ベトナム人の年齢層は若く、保守的ではなく、民族性的にも自由思想が好きだから。その一方、汚職や権力闘争が存在していることもよく理解し、嫌ながら、社会的に個人的にうまくやりくり(しようと)している。社会問題はまだ多いけど、少しずつよくなっているし、自分たちも改善を努力している。生活を大いに楽しんできる。政府の実績、例えば新型コロナウィルス対策を公平に評価している。
そのため、普通のコミュニティのグループは政治抜きで楽しく交流していることが多い。政治の話を交流グループで話すと軽いレベルならともかく、過激になるとアホ扱いされている。政治観にかかわらずだ。政治抜きというと政治に無関心とでも思われるかもしれないが、日本人以上に関心しているはずだ。議論が好きで理屈も好きなベトナム人だから(議論できる人に限るが)。
わかっている人たちは、交流グループで政治を話さない。意味がないからだ。政治を専用のグループで話す。
背景の説明が多くなっているが、ここから私の前の投稿の意図を説明する。
このグループに過激者の投稿が多すぎ。しかも日本語が話せずベトナム語だけか英語を交えた投稿を見ると、どうも全然日本や日ベトナムの交流に興味や関係ない過激者が「参戦」や論争を起こすためだけに入ってきているかと思うほどだ。90%が押し付け的な論争を起こす政治の話、しかもベトナム人同志でのやりとりしている。グループが「ベトナム過激政治グループ」になっていない?それでいいの、管理人さん?乗っ取られていないか?
言論の自由の保障だからといい、放置しているのは管理能力がないか、勘違いか、幼稚かだと思うのは当然だ。言論の自由にはある程度のモラルが必要だ。モラルが担保されない以上、しっかりとした管理が必要。そのためにベトナム語を読む能力が必要。そのことができなければ、政治の話を禁止するとは言わないがある程度自粛してもらい、普通に交流しないか?
このグループの名前から参加している日本初心者のベトナム人たちは、日本のことを勉強したい、交流したい。それ以外のことを求めていない。
このグループに、日本人と日本国に、過激者たちに、言論主義や政治的な開化なんか一切期待していない(はず)。別に他にそういう場がたくさんあるし、ベトナム語で話せるし、喧嘩もせずに済む。または喧嘩して楽しむことも。
「ベトナムのために」「お互い理解のために」「言論の自由のために」という考え方は勘違いで、余計なお世話だ。それを名目に馬鹿な連中の理論なきで挑発的な過激投稿を容認して言論の自由だと自慢げにいうのは超勘違いだ。
参加しているほとんどの日本人の方々も普通にベトナム人たちと交流したいと思う。
過激者たちへ、(日本語で書いているから読めるかな?)
過激と押し付けな話で人々の考え方を変えられると思うのは幼稚。
日本初心者の人たちは日本語をあまり理解できていない。
過激な人たちは日本語で投稿すると、自分たちで褒め合うだけ。
かと言ってベトナム語で投稿すると、不愉快を起こすし、無視されるか、喧嘩になるだけ。
非秩序。
こういう喧嘩を外部者の人たちの前で演じている連中は頭が可笑しい。馬鹿馬鹿しい。
こういう状況を傍観し、祭り呼ばわりして、楽しんでいる人たちがいることに気づいてよ。恥を知れ。
そしてこれを批判している私を、すぐに共産主義者と叫んでいる人たちは話にならない。
別に共産思想なんか好きじゃないし、大多数のベトナム人たちと同じく、体制の悪いところをよくわかっている。しかしだからと言ってあなた方の過激なやり方が大嫌い。ベトナム国内での出番がないから、ずっとFacebookだけにいて自己満でよろしい。
過激と押し付け、レッテルを貼るのは禁物だよ、覚えてね。もっと大人になれ。<ーー過激者な人にたち。
上からの目線で教育なんとかを言ってくるのは嫌な日本人の典型的なイメージなので、やめてください。<ーー 一部の日本人。
何人かも気づいているが、私はベトナム人が中心としているあるベトナムー日本の交流グループの元管理者だ。当時はどちらかという反体制者と呼ばれたりしたこともあったが、私はバランスよく穏健な意見を尊重したために、両側の過激者から嫌われた。それでも大部分のメンバーは私たちを支持した。様々な観点や価値観をもっているメンバーが残した投稿をグループに保存している。自分のブログにも書いてある。私のオープン的な考え方が全く変わっていない。なので変わったとか、共産なんとかという人はキチガイだ。
私が管理していたグループで不満に思っている人に。
私は君たちを思想を理由にブロックした覚えはない。ブロックされたのは汚い言葉を発したり、グループの喧嘩を起こしたり、グループのルールを違反したりした人だけで、他の管理者によってブロックされたと思う。当然だ。秩序を保たないとそんなに大人数のメンバーは集まらない。
嫌ならグループから出て行けと何人か言っているけど、このグループにせっかく多くの日本人やベトナム人が集まっているから、もしかしてみんんが交流するとこを見られると思い、もう少し残る。やはり交流できることがわたしの勘違いと思うようになったら出ていく。
嫌なら出て行けって、同じような言葉をベトナム人技能実習生などがよく言われている。ブラック会社や偏見な日本人たちからだ。非常に悲しく憤りと感じている。そんなことを言ってますます日本人や日本に対する評価が下がるだけ。まあ確かにどこの国でもそういう良くないことがあるけど、悪いのは悪いであることが変わらない。
長文で失礼しました。
[wp_ulike]